Biếng ăn hay ngậm là tình trạng thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân có thể do các bậc phụ huynh không thường xuyên thay đổi món ăn gây cảm giác nhàm chán cho trẻ, không những vậy còn có thể dẫn tới việc không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra thuốc kháng sinh hoặc thời điểm bé biết lẫy, biết đi, ngồi,.. cũng gây biếng ăn tạm thời trong vài tuần. Và nguy hiểm nhất là nguyên nhân về tâm lý khi cha mẹ quá ép buộc gò bó hoặc đánh lừa bé ăn sẽ khiến cho bé có những phản ứng mạnh và bất ổn về tâm lý. Vì vậy các bậc làm cha mẹ cần phải có những biện pháp thật khéo léo để bé được phát triển khỏe mạnh toàn diện. Sau đây là một số cách để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ:
1. Thay đổi linh hoạt khẩu phần ăn
Các bậc phụ huynh thường hay chú trọng đến số lượng thực phẩm mang vitamin và các chất thiết yếu nên thường hay bỏ quên đến nhiều các chất khác cũng rất cần cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
Trong bữa chính phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ, mỳ...), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng...), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng. Chất béo là thành phần quan trọng cần bổ sung đầy đủ, việc thiếu chất béo cũng ảnh hưởng tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu. bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt.. bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé và thay đổi liên tục. Việc thay đổi khẩu phần ăn giúp bé thấy được sự tươi mới và hứng thú, hiệu quả khắc phục biếng ăn hay ngậm.
Ví dụ như thực đơn dưới đây:
2. Linh hoạt khi trẻ biếng ăn do bệnh lý và thuốc kháng sinh
Khi bị bệnh cần phải cho ăn thành nhiều bữa, không nên ép buộc gò bó vào các bữa như thường ngày. Thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ nuốt vì trẻ đang rơi vào thể trạng yếu. Mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, dễ tiêu hóa và nên chú ý đến khẩu vị của trẻ. Lúc này bổ sung nước , hoa quả, nước hoa quả để bổ sung khoáng chất và vitamin là điều cần được chú trọng vì nó liên quan mật thiết đến thời gian hồi phục của trẻ. Chú ý việc tẩy giun, vệ sinh răng miệng cho trẻ từ khi mới mọc răng. Không nên tùy tiện điều trị và tự lập chế độ ăn cho trẻ khi bị bệnh mà phải đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bênh tình của trẻ.
3. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn
Cho trẻ ăn là công việc tương đối vất vả nên nhiều bậc phụ huynh không kiềm chế được cảm xúc mà dọa nạt, quát mắng hoặc dùng những biện pháp đánh lừa trẻ. Điều này cực kì ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của trẻ , không những vậy chưa chắc trẻ đã chịu ăn. Vì vậy cần hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, tạo tâm lý thoải mái, không ép buộc gò bó khi vào bữa ăn.
4. Dùng thực phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon hơn
Các loại thực phẩm chức năng giúp trẻ bước vào bữa ăn tự nhiên, không cần phải ép buộc và gò bó. Tuy vậy cần chú ý khi lựa chọn bởi thị trường này đầy rẫy hàng giả và hàng kém chất lượng. Nên ưu tiên các sản phẩm có nguyên liệu từ thảo dược, có vị dễ chịu hợp với trẻ. Tuy vậy cũng không nên lạm dụng quá nhiều.
5. Cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi có dấu hiệu lười ăn bất thường
Tránh để lâu dài với các trường hợp trẻ biếng ăn bất thường và không rõ nguyên nhân. Đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nên cần được các bác sĩ tư khám chữa kịp thời cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét